Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, có nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu.
Mục Lục
Tìm hiểu khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu (Trademarks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu có thể hiểu là tên dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
Nhãn hiệu hàng hóa có thể là hình ảnh,từ ngữ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định của pháp luật Việt Nam và những dấu hiệu không nhìn thấy được như mùi vị, âm thanh không được bảo hộ.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu được pháp luật bảo hộ. Những nhãn hiệu muốn đăng ký phải đáp ứng được tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt gia và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí để xem xét:
+ Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm, dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội.
+ Nhãn hiệu phải độc đáo và có khả năng phân biệt với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Xem thêm: Lịch sử hình thành thương hiệu Coach và những chiếc túi giá trị
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu (Brands) là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất, hoặc những gì tạo nên sự liên tưởng của khách hàng. Thương hiệu chính là dấu ấn của sự tin cậy, bởi nói đến thương hiệu, khách hàng liên tưởng ngay đến chất lượng dịch vụ, hàng hóa, đến cách ứng xử của doanh nghiệp, hiệu quả và lợi ích mang lại cho khách hàng. Thương hiệu là sợi dây ràng buộc giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Để xây dựng một thương hiệu vững mạnh, doanh nghiệp cần kết hợp giữa những yếu tố như: chất lượng hàng hóa vượt trội, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, cách thức tương tác, tiếp xúc với khách hàng chuyên nghiệp, các hoạt động quảng cáo, truyền thông mạnh mẽ…
Mặc dù thuật ngữ thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng đây không phải là một thuật ngữ pháp lý. Thay vào đó, pháp luật sẽ công nhận và bảo hộ thuật ngữ “nhãn hiệu”.
Hiện nay, các doanh nghiệp đều chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: nhãn hiệu, bao bì, đồng phục, màu sắc, sản phẩm, dịch vụ, thiết kế cửa hàng… Việc xây dựng một thương hiệu tốt sẽ góp phần làm tôn vinh những giá trị vô hình và hữu hình của sản phẩm và nhà sản xuất giúp doanh nghiệp nổi bật khi đứng cạnh với những sản phẩm khác.
Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau, bạn có thể phân biệt theo các tiêu chí dưới đây.
Về hình thức tồn tại
Nhãn hiệu là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Luật một số nước như Hoa Kỳ còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.
Còn thương hiệu là một tài sản vô hình của một doanh nghiệp và không dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói đến thương hiệu, người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả vô hình lần hữu hình, như kiểu dáng, giá cả, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.
Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Xem thêm: Thương hiệu NY là gì và những điều ý nghĩa xung quanh 2 chữ này
Về thời gian tồn tại
Nhãn hiệu được tạo ra trong thời gian đôi khi là rất ngắn. Nhãn hiệu hàng hóa có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn). Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp; khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu đó đương nhiên cũng sẽ biến mất.
Thương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Thương hiệu có thể tồn tại mãi mãi ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại. Bởi thương hiệu do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu.
Về mặt pháp lý
Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Còn thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Về giá trị
Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký và được Cơ quan sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản và có thể được định giá tương tự các loại tài sản khác.
Bên cạnh đó, thương hiệu không được đem ra định giá một cách dễ dàng vì gắn liền với uy tín, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp khác không thể làm giả hay bắt chước được bởi nó bao hàm cả thái độ và sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của một thương hiệu nào đó.
Về sự hình thành thương hiệu và nhãn hiệu
Nhãn hiệu được hình thành từ sự sáng tạo của cá nhân, tổ chức đặt cho hàng hóa, dịch vụ của mình, có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của người khác và thông qua sự cấp giấy chứng nhận từ Cục sở hữu trí tuệ.
Thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Vì để xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng khách hàng trọng tâm, khảo sát thương hiệu trong thị trường, xây dựng sứ mệnh thương hiệu, tạo dựng logo và slogan cho thương hiệu, xây dựng thông điệp và nội dung thương hiệu hướng đến khách hàng…
Về cách tiếp cận, bảo hộ
Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và trở thành đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký và sau đó được cấp giấy chứng nhận, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.
Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ và không phải đối tượng điều chỉnh của luật. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước, mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của lượng khách hàng đủ lớn đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.