Thương hiệu OEM là gì? Chắc hẳn ai trong chúng ta từng đi mua hàng đều đã từng nghe qua thương hiệu OEM. Là một trong những cái tên khá quen thuộc mà được nhiều người tìm đến. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về thương hiệu OEM nhé.
Mục Lục
Thương hiệu OEM là gì?
OEM là viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer” dịch theo tiếng Việt có nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. OEM là hình thức sản xuất hàng hóa rất phổ biến trên thế giới hiện nay bởi chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc tự nghiên cứu, thiết kế, sản xuất…và tại Việt Nam OEM chủ yếu từ Trung Quốc.
Xem thêm: thương hiệu là gì
Về bản chất OEM là một phương thức sản xuất dựa trên thiết kế, dây chuyên và chất lượng có sẵn từ nhà sản xuất, chứ không phải là tên một thương hiệu hay thuộc về quốc gia nào như nhiều người vẫn suy nghĩ.
Những công ty hoặc xưởng thuộc dạng OEM sẽ được nhà sản xuất sở hữu thương hiệu ủy quyền sản xuất một sản phẩm của họ rồi bán lại những sản phẩm đó cho các nhà phân phối.
Dựa vào cơ chế OEM, các nhà sản xuất có thể sản xuất các thiết bị hoặc thành phẩm mang thương hiệu của công ty mình nhưng không cần thiết phải sở hữu hay vận hành nhà máy.
Hàng OEM không phải là hàng fake như nhiều người lo lắng. Hàng OEM là hàng chính hãng nhưng các bộ phận máy móc trong hàng hóa này sẽ được nhập khẩu riêng từ nhà máy sản xuất chính hãng và được lắp ráp cùng đóng gói tại nước sở tại.
Chính vì vậy trên những nhãn hàng bao bì có thương hiệu quốc tế bạn vẫn có thể nhìn thấy những dòng chữ như made in China hoặc made in Vietnam, đó là một ví dụ sinh động cho loại hàng OEM.
Mô hình sản xuất thương hiệu OEM có lợi ích gì?
Các mặt hàng OEM có khá nhiều chủng loại và chất lượng, và đương nhiên là mỗi chủng loại sẽ có từng loại giá cả khác nhau. Các mặt hàng OEM được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi chất lượng của các sản phẩm thương hiệu OEM thực sự rất tốt. Các mặt hàng của hãng OEM thường được gia công tại nước thứ 3, nước thứ 3 hiện tại chính là Trung Quốc.
Xem thêm: thương hiệu uniqlo
Đối với các mặt hàng OEM, bên thuê sản xuất không được đem bán hàng thương hiệu OEM ra ngoài thị trường dưới dạng các sản phẩm riêng lẻ, thay vào đó, họ chỉ được bán sản phẩm OEM sau khi sản phẩm đó đã được lắp ghép thành một sản phẩm hoàn chính.
Nhiều bạn có thắc mắc không biết điểm nhận biết giữa hình thức kinh doanh theo mô hình OEM và mô hình truyền thống là gì, thì câu trả lời chính là ở khâu sản xuất. Phương thức OEM bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, nên chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Chính những đặc điểm được kể trên đây đã mang đến rất nhiều lợi thế cho hình thức kinh doanh theo mô hình OEM.
Yêu cầu về hàng OEM
Nếu trong quá trình sản xuất các mặt hàng sản phẩm, quá trình OEM cũng phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hàng OEM là gì? Đó là việc đáp ứng các nhu cầu của bên tiêu dùng và thực hiện đúng với quy trình sản xuất một sản phẩm khi được tạo ra.
Nếu bên đặt hàng đứng ở vị trí là đối tác OEM là những nhà sản xuất, thì họ cần đảm bảo 2 yêu cầu chính quan trọng nhất trong quá trình này. Đó là:
– Bên nhập hàng OEM phải đưa ra những thông tin cập nhật và báo trước số lượng mình muốn đặt là bao nhiêu, có những yêu cầu gì đối với sản phẩm. Báo trước cho nhà sản xuất A dưới hình thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Tại sao lại phải làm như vậy, tất nhiên nó sẽ giúp mọi nhà cung ứng và sản xuất hàng OEM lên kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo theo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo đúng với yêu cầu của bên đặt hàng
– Yêu cầu cần đáp ứng thứ hai đó là nhà đặt hàng không được tự ý bán hàng OEM ra thị trường với những dạng mua bán theo kiểu bán từng loại linh kiện, thiết bị hay sản phẩm riêng lẻ, rời rạc. Theo quy định, họ chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của bên sản xuất khi sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về thương hiệu OEM là gì cũng như những lợi thế chiến lược sản xuất hàng OEM. Chúc các bạn thành công!