Nghề Điều dưỡng là gì? Cảm nhận về nghề Điêu dưỡng tại Việt Nam

Giáo dục

Công việc  Điều dưỡng là một công việc cao cả, chăm sóc sức khỏe góp phần đem lại sự bình an cho con người luôn là một điều gì đó rất đáng tự hào. Với nhiều bạn trẻ, trở thành một Điều dưỡng viên cũng là một ước mơ lớn. Nghề Điều dưỡng là gì? Nó có vai trò như thế nào trong xã hội? Bài viết sau đây của sieuthanhricoh.com.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về nghề Điều dưỡng.

Mục Lục

1. Nghề Điều dưỡng là gì?

Nghề Điều dưỡng được định nghĩa là một hệ thống nghề nghiệp  do Bộ Y tế quy định. Những Điều dưỡng viên là chủ thể chính của nghề Điều dưỡng. Một Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chính là  lên các kế hoạch, phương án, sắp xếp thành một quy trình Điều dưỡng chuẩn phù hợp với thể trạng của người bệnh.

Nói chung mục đích cuối cùng của một người Điều dưỡng là chăm sóc thật tốt cho sức khỏe con người. Hấu hết các Điều dưỡng viên hiện nay đều phải trải qua một thời gian dài đào tạo ở bậc Cao đẳng hoặc Đại học chuyên đào tạo Y khoa, có ngành đào tạo Điều dưỡng viên.

****Xem thêm: Thông tin học phí ngành Điều dưỡng Cao đẳng Điều dưỡng Phạm Ngọc Thạch

nghề điều dưỡng

Nghề Điều dưỡng rất cao cả

Công việc chính của một Điều dưỡng viên hằng ngày bao gồm:

  • Tiếp đón các bệnh nhân nhập viện, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà của họ làm các thủ tục để nhập viện.
  • Quan sát, ghi chép các triệu chứng, biểu hiện bất thường của bệnh nhân. Thực hiện các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản trong các trường hợp nguy cấp.
  • Hỗ trợ các Bác Sĩ trong quá trình điều trị cho người bệnh. 
  • Lên quy trình Điều dưỡng cho các bệnh nhân
  • Theo dõi tình trạng hằng ngày của người bệnh để báo với Bác Sĩ điều trị.
  • Hỗ trợ giúp bệnh nhân làm các xét nghiệm lâm sàng.
  • Động viên, an ủi người bệnh về mặt tâm lý, giúp họ yên tâm và có niềm tin trong quá trình điều trị.
  • Quản lý vật tư thiết bị Y tế tại các khoa làm việc . Quản lý và kiểm soát quá trình sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân. Phân phối thuốc cho người bệnh theo đúng đơn thuốc của các Bác Sĩ.

Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người càng ngày càng tăng, vai trò của người Điều dưỡng viên càng trở nên quan trọng. 

Ngành Điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay cũng đang khá khan hiếm nhân lực Điều dưỡng, đặc biệt là các Điều dưỡng giỏi thực sự. Vì vậy các trường đào tạo Điều dưỡng thuộc top đầu của Việt Nam hiện nay thường có những yêu cầu khắt khe khi đào tạo các sinh viên Điều dưỡng, nhưng đó cũng là sự hợp lý bởi các Cử nhân Điều dưỡng phải ý thức được đây là một nghề liên quan đến sức khỏe con người.

Ngược lại những sinh viên Điều dưỡng sau khi ra trường thường có cơ hội làm việc khá rộng mở. Nhân sự cho ngành Điều dưỡng khan hiếm, trình độ chưa cao, hóa ra lại là những điều kiện lý tưởng để các bạn trẻ theo học ngành này có cơ hội  được đi du học tại các nước phát triển để nâng cao trình độ. Thậm chí, nhiều bạn còn được các nước sở tại tạo điều kiện ở lại làm việc.

Các Điều dưỡng viên hiện nay được đãi ngộ rất tốt, theo thống kê trong 10 nghề ở Việt Nam được trả lương cao nhất thì nghề Điều dưỡng đứng ở vị trí thứ 5. Mức lương của nghề Điều dưỡng hiện nay khá ổn định, tùy vào năng lực và thâm niên công tác của mỗi người.

2. Cảm nhận về nghề Điều dưỡng

Đối với người thực hiện bài viết này, người Điều dưỡng thực sự là một nghề cao cả, bản thân người làm nghề luôn cảm thấy tự hào, nghề Điều dưỡng luôn là một nghề được cả xã hội đón nhận và tôn vinh.

Nghề Điều dưỡng viên mặc dù có nhiều vất vả nhưng tình yêu nghề chính là nguồn động lực to lớn để các Điều dưỡng viên băng qua mọi cơn bĩ cực.

Đối với mọi Điều dưỡng viên ở Việt Nam,  những người theo nghề này thực sự mang sự quyết tâm và can đảm rất lớn. Họ hy sinh bản thân vì lợi ích của người bệnh. Cùng thống khổ  với từng nỗi đau, những sự dằn vặt, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần của người bệnh. 

nghề điều dưỡng

Nghề Điều dưỡng phải làm nhiều công việc khác nhau

Thực sự người Điều dưỡng viên phải có một tấm lòng cảm thông rất lớn, sự nhân hậu, đức hy sinh cao cả mới có thể bám trụ được với nghề. 

Bất cứ một ngành nghề nào thì lương tâm luôn là yếu tố then chốt, người làm công tác Điều dưỡng cũng vậy, họ hằng ngày luôn chứng kiến những kiếp người thân mang bệnh, có những người lâm vào hoàn cảnh vô cùng éo le. Vì thế sứ mệnh của các Điều dưỡng phải coi Bệnh viện như là ngôi nhà thứ 2 của mình, coi những bệnh nhân như người nhà, mà đã là người nhà thì phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau vượt qua cơn bão bệnh tật.

Khi những sinh mệnh sống trong những thời khắc uể oải, đau đớn, thậm chí là thoi thóp thì người Điều dưỡng phải có trách nhiệm nâng đỡ những sinh mệnh ấy lên. 

3. Nhọc nhằn của nghề Điều dưỡng viên

Nghề Điều dưỡng viên mặc dù là một nghề cao cả, nhưng áp lực đối với nghề là vô cùng lớn. Các Điều dưỡng viên làm nghề về chăm sóc sức khỏe nhưng bản thân sức khỏe của họ lại bị ảnh hưởng rất nhiều.

Chẳng hạn như các Điều dưỡng viên hằng ngày phải đón rất nhiều bệnh nhân đến khám hoặc nhập viện. Họ phải di chuyển liên tục, chạy như một con thoi.

Nhất là khi đêm xuống, khi có ca trực họ phải để ý tình hình bệnh nhân,  có những ngày trực xuất hiện nhiều ca cấp cứu hay phẫu thuật, công việc của họ lại tăng lên gấp bội. Họ phải chờ cho Bác Sĩ cấp cứu hoặc mổ xong, có những ca với thời gian mổ kéo dài đến qua cả ca trực của Điều dưỡng khiến họ vấn không thể bàn giao lại ca. 

cảm nhận về nghề điều dưỡng

Có những nhọc nhằn nhất định

Nhiều Điều dưỡng viên chỉ biết khóc một cách âm thầm, bởi có nhiều bệnh nhân có những hành xử không tôn trọng với người Điều dưỡng. Có bệnh nhân nặng lời mắng mỏ, thậm chí là còn hành hung. Không ít những trường hợp các Điều dưỡng viên gặp chấn thương do bệnh nhân mang lại.

Phải trực đêm nhiều, làm rất nhiều các công việc trong một đêm, nhiều khi kết thúc ca trực các Điều dưỡng viên luôn phải xác định sống thường xuyên với tình trạng mắt mờ, chân run, nhịn đói, choáng váng do tụt huyết áp….Ấy vậy mà các Điều dưỡng viên không lúc nào được nghỉ tay.

Các Điều dưỡng viên phần lớn rất ít khi có thời gian để chăm sóc bản thân, vào các dịp ngày lễ, tết, mọi người được vui chơi và quây quần cùng gia đình thì đó cũng là lúc mà nhiều Điều dưỡng viên phải liên tục túc trực ở Bệnh viện.  Lý do khá trớ trêu khi vào những ngày nghỉ lễ, tết, số lượng những người bệnh nhập viện lại có chiều hướng gia tăng. Đã có nhiều trường hợp chứng kiến những người Điều dưỡng trẻ không có thời gian chăm sóc cho gia đình, có trường hợp còn dẫn đến ly hôn. 

Sự khắc nghiệt của nghề Điều dưỡng còn đang khiến cho ngành Y tế lâm vào tình trạng “chảy máu Điều dưỡng viên” . Mặc dù mức lương ổn định, nhưng lại tính theo thâm niên và năng lực công tác. Nhiều sinh viên Điều dưỡng khi mới ra trường do mức lương quá thấp và không đủ sống, buộc họ phải sớm bỏ nghề.

Theo thống kê, hiện nay đất nước còn thiếu đến hơn 60.000 ngàn Điều dưỡng viên. Những Điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn vững mới chỉ chiếm khoảng 6%.

Với những thông tin  trên, hy vọng quý độc giả, đặc biệt là các bạn trẻ đã hình thành được những góc nhìn chủ quan về ngành Điều dưỡng. Hiểu được phần nào sự cao quý, sự khắc nghiệt, công việc mà một người Điều dưỡng viên phải trải qua hằng ngày. Không có một nghề nghiệp nào là không phải trải qua những khó khăn vất vả, vấn đề là người làm nghề có đủ sự kiên trì lẫn quyết tâm để vượt qua những áp lực hay không. Và nghề Điều dưỡng cũng thế./

Rate this post